Nhắc đến hạt dổi hẳn ai cũng biết đến thứ gia vị đặc trưng và ấn tượng của vùng Tây Bắc Nổi tiếng với hương vị độc đáo giúp nâng tầm món ăn ngon. Bên cạnh vai trò quan trọng trong nền ẩm thực địa phương, hạt dổi còn là một phần dược liệu quý giá trong các bài thuốc dân gian dùng để chữa bệnh.
Ở bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về công dụng của hạt dổi.
1. Giới thiệu hạt dổi
Đặc điểm tự nhiên của hạt dổi
Cây dổi là một trong những loài cây đặc hữu, mang tính bản địa của Việt Nam. Có thể tìm thấy loài cây này ở các vùng núi Tây Bắc, nơi cung cấp đủ điều kiện tự nhiên cho cây phát triển: đồi núi thoáng, nhiều ánh sáng và không khí trong lành.
Hạt dổi chất lượng cao thường phân bố ở một số tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên…
Thân cây cao, to, thẳng cao trung bình 20-30m và vỏ thường có màu xám, nứt dọc. Hoa của cây dổi to, mọc đơn độc đầu cành, thường có 9 cánh, chia làm 3 lớp với màu vàng nhạt và mùi thơm ngát đặc trưng. Cây ra hoa vào tầm tháng 4-5 và kết quả vào mùa thu tháng 9-10, khi ra quả, quả dổi chín sẽ nứt ra, để lộ 3 – 4 hạt đỏ rực, liền với trụ giữa của đế.
Các loại hạt dổi
Với hạt dổi rừng tây bắc, được chia thành hai loại chính có thể kể đến:
- Hạt dổi nếp: phổ biến và được sử dụng nhiều hơn vì những giá trị và hương vị thơm ngon của của chúng. Khi nướng hoặc giã tay hạt dổi nếp có mùi thơm đặc trưng dễ chịu. Hạt dổi nếp thường được sử dụng làm gia vị chẩm chéo, thịt trâu lợn gác bếp, lạp xưởng, cá nướng,…
- Hạt dổi tẻ: cứng hơn hạt dổi nếp, có vị đắng và thường không được sử dụng.
Hạt dổi nếp có hương vị cay cay, thơm nồng rất đặc biệt còn hạt dổi nếp có mùi hắc, hơi đắng.
Thành phần dinh dưỡng của hạt dổi
Cây dổi có giá trị sử dụng cao, có thể tận dụng cả vỏ cây, quả và hạt cho các mục đích khác nhau:
- Vỏ cây: làm thuốc trị sốt, cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, ăn không tiêu
- Quả dổi: dùng làm dầu xoa bóp khi đau nhức, tê thấp.
- Hạt dổi: làm thuốc chữa ho, ngâm rượu uống và xoa bóp điều trị phong thấp,…
Theo nghiên cứu khoa học, cây dổi có các thành phần hóa học:
- Trong quả dổi có tinh dầu mùi thơm coumarin và hơi có mùi long não.
- Thành phần thịt quả và hạt chứa chủ yếu safrol (70,2% và 72,9%) và metyl eugenol (24,2% và 18,5%). Camphor (23,2%) là thành phần chủ yếu của tinh dầu trích ra từ thân cây.
- Tinh dầu trích ra từ vỏ thân chứa 15,7% Camphor, 14,3% safrol, 15,6% Beta-caryophyllene và 13,7% elemicin.
- Tinh dầu cất từ lá có 10,9% Beta-caryophyllene và 46,3% elemicin.
2. Cách sử dụng hạt dổi
3. Công dụng của hạt dổi đối với sức khỏe
Hạt dổi rừng chữa bệnh tiêu hóa
Các bài thuốc dân gian thường sử dụng hạt dổi rừng như một phương pháp trị liệu tự nhiên cho các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, viêm ruột, và các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Hạt dổi rừng được cho là có tác dụng làm dịu viêm đường ruột, giảm kích ứng, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.
Hạt dổi có công dụng chữa ho
Hạt dổi có khả năng làm giảm các triệu chứng của ho. Giúp làm dịu cổ họng và giảm đờm.
Hạt dổi giúp tăng cường sức đề kháng
Hạt dổi chứa nhiều chất dinh dưỡng và thành phần hữu ích như flavonoid và alkaloid, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Rượu ngâm hạt dổi tốt cho xương khớp
Hạt dổi ngâm uống tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có các bệnh xương khớp. Rượu có thể dùng để uống hoặc làm rượu thuốc xoa bóp.
- Người bị thoái hoá xương khớp: Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng cấp thiết tới tính mạng, nhưng dùng rượu hạt dổi xoa bóp vùng khớp bị đau, sưng một thời gian sẽ đỡ. Vùng khớp sẽ bớt đau giúp cho người bệnh đi lại dễ hơn.
- Người bị Thoát vị đĩa đệm: Rượu hạt dổi hỗ trợ điều trị bằng phương pháp bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu,… Sẽ rút ngắn thời gian chữa trị cho người bệnh.
- Người bị Viêm khớp: Khi thời tiết thay đổi, người cao tuổi hay gặp tình trạng đau khớp do viêm. Hàng ngày, bạn chỉ cần lấy một ít rượu ngâm đổ vào khăn. Sau đó, xoa lên vùng khớp bị đau nhức một thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
- Người bị gai cột sống: Bệnh này thường bắt gặp ở một số người lớn tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hoá theo thời gian. Dùng rượu hạt dổi rừng xoa bóp giúp khí huyết lưu thông, hỗ trợ người bệnh thuyên giảm căn bệnh này.
4. Lưu ý khi sử dụng
Mặc dù hạt dổi được coi là thảo dược rất phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền từ xưa đến nay, người dùng vẫn cần lưu ý đến việc sử dụng chúng một cách đúng đắn và có liều lượng cũng như tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.
Đối với rượu hạt dổi, tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng việc chữa bệnh vẫn chưa được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học đầy đủ. Nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, không lạm dụng và coi rượu như một phương pháp chữa bệnh.